Thiết kế truyền nhiệt trong máy đông khô

Khi thiết kế một hệ thống đông khô, có hai yếu tố người kỹ sư cần phải chú trọng:

  • Diện tích của khay truyền nhiệt và
  • Bề mặt ngưng tụ.

Thiết kệ diện tích khay là đơn giản sao cho đủ lượng mẫu được đem khi đông khô trong một chu kỳ. Thiết kế bề mặt ngưng tụ lại là một vấn đề khác. Để đơn giản cho việc thiết kế, thông thường người ta cũng áp dung tỉ lệ 1:1. Tức diện bề mặt ngưng tụ bằng với diện tích khay. Tuy nhiên, một vài yếu tố dưới đây sẽ chỉ ra rằng phương pháp áp dụng tỉ lệ như vậy là chưa thích hợp và tối ưu cho thiết bị.

  1. Khả năng làm lạnh của bộ ngưng tụ

C.M. Van Atta1 chỉ ra rằng tốc độ của dòng hơi nước đi vào ống ngưng tụ nên là 120 CFM/ inch2. Tuy nhiên ông lại không chỉ ra mối liên hệ giữa hai yếu tố áp suất và nhiệt độ. Trong khi đó Steinhertz2 cũng đưa ra một phương trình tương tự nhưng tính toán luôn ảnh hưởng của nhiệt độ và áp suất. Dựa vào phương trình này, với một quy trình sấy cơ bản trong dược (sấy ở ~200 milliTorr, -10°C nhiệt độ hơi bốc lên và -50°C nhiệt độ ngưng tụ), khả năng làm lạnh còn lại khoảng 76 CFM/inch2.

Có thể thấy, diện tích bề mặt ngưng tụ liên quan đến lượng hơi nước cần ngưng tự và không liên qua đến diện tích khay. Mặc dù diện tích truyền nhiệt của khay cũng ảnh hưởng đến lương hơi nước. Tuy vậy, nó không thể hiện rõ ràng trên một đơn vị diện tích. Quá trình còn phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và mức chân không.

Máy đông khô dạng Pilot của SP Scientific USA

Máy đông khô dạng Pilot của SP Scientific USA

  1. Độ dày lớp băng

Tiêu chí thiết kế là làm sao đủ diên tích ngưng tụ mà đến cuối quá trình:

Lớp băng hình thành không quá dày,

không gây ảnh hưởng thiết bị

kéo dài thời gian rả đông. Steinhertz chỉ ra rằng tỉ lệ of 0.2 ft2 diện tích bề mặt ngưng tụ cho 1 pound đá ngưng kết là phù hợp, diện tích được tính toán bởi công thức này được ưu tiên hơn so với diện tích dựa trên lượng hơi bốc lên vì lớp băng quá dày sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả truyền nhiệt của thiết bị.

Điều này cho thấy tính độc lập khi thiết kế giữa bề mặt khay và bề mặt ngưng tụ.

  1. Yếu tố khác

Hai yếu tố cũng không kém phần quan trọng là công suất máy nén và môi chất lạnh. Máy nén khác nhau cung cấp khả năng làm lạnh khác nhau, môi chất khác nhau đưa đến hệ số truyền nhiệt khác nhau. Và khi đó diện tích bề mặt cũng cần phải thiết kế sao cho phù hợp. Một lần nữa hai thông số này hoàn toàn độc lập với diện tích khay chứa.

Kết luận

Các lập luận trên đã chứng minh việc thiết kế diện tích bề mặt ngưng tụ theo tỷ lệ 1:1 hay bất cứ tỷ lệ cố định nào với diện tích khay là hoàn toàn không phù hợp. Chúng ta cần quan tâm và đưa vào rất nhiều thông số bao gồm: thành phần nước, tốc độ thăng hoa, khả năng truyền nhiệt của bộ ngưng tụ và lớp đá hình thành.

Tuy nhiên, với đội ngũ kỹ sư tận tâm và giàu kiến thức, SP Scientific luôn sản xuất các thiết bị đông khô được tính toán kỹ lượng để phục vụ và thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của bạn.

Hãng nổi tiếng với các dòng sản phẩm từ để bàn đến quy mô pilot: Benchtop, Freeze mobile, Ultra Pilot,v.v

Các thiết bị của SP Scientific không những đảm bảo về hiệu suất làm việc mà còn được hỗ trợ bởi đội ngũ kỹ thuật tận tâm, giàu kiến thức và kinh nghiệm của hãng.

SP Scientific (ATS) là thương hiệu của Hoa Kì (USA) được hỗ trợ và phân phối độc quyền bởi Tegent Việt Nam.

  • Xem thêm về Thiết bị đông khô Ultra Pilot tại đây.
  • Xem thêm về các dòng sản phẩm khác của SP Scientific tại đây.
  • Tegent Việt Nam là nhà cung cấp và hỗ trợ dịch vụ kĩ thuật các sản phẩm thiết bị phòng thí nghiệm hàng đầu tại thị trường Việt Nam.
  • Hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ.
  • Xem thêm về các sản phẩm khác tại đây.